0

Tập luyện với máy chạy bộ giúp người tập không phải lo khói bụi, xe cộ đông đúc ồn ào bên ngoài, hay những ngày trời lạnh bạn không có động lực để đi bộ hoặc chạy bên ngoài. Mặc dù chạy bộ trên máy rất tiện lợi, dễ dàng sử dụng, nhưng bạn vẫn có thể phát triển những thói quen xấu làm phá hoại kết quả tập luyện, thậm chí dẫn tới chấn thương. Dưới đây là những sai lầm ngớ ngẩn hay mắc phải khi tập luyện trên máy chạy bộ.

Sai lầm thường gặp khi tập luyện trên máy chạy bộ
Sai lầm khi tập luyện trên máy chạy bộ
1. Đi giày sai

Khi mua giày chạy bộ trên máy, hãy chọn chức năng trước khi chọn phong cách. Hãy tìm đôi giày với lớp đệm dày để bảo vệ gót chân và xương bàn chân từ những tác động của bề mặt thảm chạy. Một đôi giày chạy bộ tốt và thoải mái sẽ giúp cho bàn chân bạn êm ái, tập luyện sẽ hiệu quả hơn.

2. Nhìn vào đôi chân của bạn

Nhìn vào chân khi đang chạy trên máy chạybộ có thể làm bạn mất thăng bằng. Nó cũng làm cổ bị căng, mỏi và ảnh hưởng tới phần còn lại của cơ thể như hông, đầu gối và cột sống.

Khi chạy bộ trên máy bạn cần nhìn thẳng về phía trước và giữ cho cơ thể tạo thành 1 đường thẳng tương đối từ đầu đến chân.

3. Thói quen tập luyện

Thói quen tập luyện có thể giúp bạn tập luyện hiệu quả trong cùng một ngày hay một thời gian nhất định. Tuy nhiên, qua thời gian dài khi cơ thể bạn đã thích nghi với mức độ tập luyện, cơ bắp trở nên hiệu quả hơn thì bạn sẽ đốt cháy ít calo hơn. Do vậy, cứ bốn tuần cần thay đổi mức độ tập luyện của bản thân nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Thay đổi thường xuyên cũng giúp bạn đỡ nhàm chán khi tập luyện.

4. Sải chân của bạn quá dài

Trải dài đôi chân của bạn sẽ dẫn đến việc bạn đốt cháy nhiều năng lượng phụ. Do đó, bạn không thể tập luyện được lâu dài và cũng làm tăng nguy cơ chấn thương.

5. Giữ tay trên tay cầm của máy chạy bộ.

Giữ tay trên máy chạy bộ sẽ làm cho cơ thể không thoải mái khi tập luyện. Hơn nữa, nó không giúp bạn đốt cháy nhiều calo.

Khi chạy trên máy cần đung đưa cánh tay một cách tự nhiên, uyển chuyển nhịp nhàng với toàn bộ cơ thể sẽ giúp lượng calo bị đốt cháy nhiều hơn, do đó hiệu quả tập luyện cao hơn.

6. Mức độ tập luyện quá cao

Đau nhức cơ bắp, nhịp tim đập nhanh và tồi tệ hơn mỗi khi tập luyện là dấu hiệu bạn đang tập luyện quá sức. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, dừng tập luyện và đánh giá lại chương trình thể dục của bạn. Tập luyện với cường độ cao chỉ nên thực hiện 2-3 lần một tuần.


Đăng nhận xét

 
Top